VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
PHÒNG ĐỊA CHẤT KINH TẾ VÀ ĐỊA TIN HỌC |
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN
BẢN TIN QUÝ III – 2018
Phòng Địa chất Kinh tế và Địa tin học.
Nhiệm vụ: Xây dựng Bản tin kinh tế địa chất – nguyên liệu khoáng (3tháng/lần) trên trang thông tin của Viện, Quý III – 2018, nội dung: “Phân tích biến động thị trường kim loại quí như vàng, bạc, bạch kim ”.
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG KIM LOẠI QUÍ NHƯ VÀNG, BẠC, BẠCH KIM
- BẠC
Bạc là kim loại quý có giá trị lâu dài, được sử dụng làm đồng tiền xu, đồ trang sức, chén đũa và các đồ dùng trong gia đình và như một khoản đầu tư ở dạng tiền xu và nén. Kim loại bạc được dùng trong công nghiệp làm chất dẫn va tiếp xúc, trong gương và trong điện phân của các phản ứng hóa học. Các hợp chất của nó được dùng trong phim ảnh và bạc nitrat pha loãng được dùng làm chất tẩy khuẩn. Trong khi nhiều ứng dụng kháng sinh y hoc của bạc đã được thay thế bởi kháng sinh sinh học, nghiên cứu lâm sàng sâu hơn vẫn đang tiếp tục thực hiện.
Hiện tại Peru hiện có trữ lượng bạc 120.000 tấn dưới lòng đất, đây là trữ lượng lớn nhất thế giới. Thậm chí, lượng bạc mà đất nước này nắm giữ còn được giới chuyên gia ví như lượng dầu thô nắm giữ bởi Ảrập Xêút. Đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách các quốc gia có trữ lượng bạc lớn nhất thế giới là Ba Lan và đứng thứ 3 là Australia.
Nam Phi hiện cũng là một trong những khu vực có trữ lượng bạc lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất bạc lớn nhất. Peru, Bolivia cùng với đất nước Mexico đóng góp đến 85% sản lượng bạc toàn cầu.
Hình 1: Sản lượng bạc trên thế giới qua các năm
Trong đó, Peru là trung tâm của ngành công nghiệp khai thác bạc nhiều thế kỷ qua. Thậm chí, lượng bạc mà đất nước này nắm giữ còn được giới chuyên gia ví như lượng dầu thô nắm giữ bởi Ảrập Xêút. Năm ngoái, Peru sản xuất gần 110 triệu ounce bạc.
Giá Bạc trên thế giới cũng có nhiều biến động
Hình 2: Lịch sử giá Bạc trên thế giới
Năm 1980, giá bạc tăng đến đỉnh trong thời kỳ hiện đại là 9,45USD per ounce (ozt) do lũng đoạn thị trường của Nelson Bunker Hunt và Herbert Hunt. Điều chỉnh lạm phát theo năm 2012, giá này tương đương 138USD/ounce. Đôi lúc sau ngày thứ bảy Bạc, giá giảm xuống còn 10USD/ozt. Từ 2001 đến 2010, giá tăng từ 4,37 pound lên 20,19 pound (trung bình London US$/oz). Theo Viện nghiên cứu bạc, sự gia tăng gần đây do bắt nguồn rất nhiều từ sự gia tăng lợi ích nhà đầu tư và sự gia tăng nhu cầu chế tạo
Trong khi đó, sự xáo trộn trên thị trường tài chính toàn cầu hồi đầu năm cùng với việc Mỹ chưa vội tăng lãi suất đã đẩy giá vàng tăng 18% từ đầu năm tới nay. Xét tương quan thị trường vàng và bạc, nhà phân tích Robin Bhar thuộc ngân hàng Société Générale đưa ra lời khuyên với giới đầu tư rằng họ nên mua bạc vào thời điểm này, vì bạc rẻ và mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Bạc là kim loại quý tăng giá mạnh nhất trên thị trường kim loại kể từ đầu năm 2016. Lý do chính kích thích giới đầu tư ồ ạt đổ tiền vào thị trường kim loại quý trong năm nay là, chính sách lãi suất thấp của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. Và yếu tố này chắc chắn không thể biến mất trong một sớm một chiều, ông Andrew Chanin – tổng giám đốc quỹ PureFund cho biết.
Nói cách khác, thị trường kim loại quý vẫn sẽ hưởng lợi từ xu hướng lãi suất thấp trên toàn cầu trong dài hạn. Trước khi phục hồi mạnh mẽ vào đầu năm nay, bạc đã mất hơn một nửa giá trị trong 3 năm liên tiếp.
Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang lần lượt hạ lãi suất cơ bản hoặc tung ra các chương trình mua tài sản khổng lồ để kích thích nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn. Kết quả là, lợi suất trên trái phiếu chính phủ, từ Nhật Bản cho tới Vương quốc Anh, đồng loạt xuống thấp kỷ lục.
“Xu hướng lãi suất thấp thực sự đã thay đổi bối cảnh thị trường. Nếu bạn đang nắm trong tay các khoản nợ công với lãi suất âm, thì mức lãi suất 0% vẫn sẽ hấp dẫn hơn so với lãi suất âm. Vì vậy, ngày càng nhiều người thích đầu tư vào thị trường kim loại quý”,
Tất nhiên, lãi suất không phải là yếu tố duy nhất khiến bạc tăng giá mạnh hơn vàng trong năm 2016. Một lý do khác nữa là, sản lượng bạc được dự báo sẽ giảm lần đầu tiên trong vòng 5 năm trở lại đây. Sự tăng giá của bạc trong những năm gần đây không chỉ mang lại lợi nhuận lớn cho các quỹ ETF mà còn đẩy giá cổ phiếu của nhiều công ty lên cao. Tập đoàn sản xuất lớn nhất Mexico. Fresnillo dự đoán, bạc sẽ duy trì được đà phục hồi tăng trở lại trong thời gian tới.
Hình 3: Giá Bạc trên thế giới trong năm 2018
Từ đầu năm 2018 đến nay giá Bạc trên thị trường có sự biến động không nhiều. Số hợp đồng kim loại bạc mà các quỹ đầu tư tại Sở giao dịch hàng hóa ở New York (Comex) mua vào xấp xỉ mức cao kỷ lục, Hoạt động mua vào bạc cũng diễn ra khá mạnh tại Trung Quốc trong thời gian qua
Trong khi vàng chủ yếu được dùng để chế tác đồ trang sức, thì hơn 50% lượng bạc tiêu thụ được dùng trong sản xuất công nghiệp, như chế tạo ô tô và đồ điện tử. Chính vì vậy, bạc sẽ được lợi khi kinh tế toàn cầu cải thiện.
Nhà phân tích Joni Teves thuộc ngân hàng UBS bày tỏ sự tin tưởng vào giá bạc, Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng giá bạc tăng cũng có thể khuyến khích hoạt động bán ra kim loại quý này trên thị trường, qua đó hạn chế đà tăng của giá bạc.
Bạc là mặt hàng kim loại tăng giá mạnh nhất trên thị trường hàng hóa với mức tăng 46% kể từ đầu năm 2016, theo số liệu của quỹ PureFunds. Nhờ đó, PureFunds trở thành quỹ ETF đầu tư vào bạc có hiệu quả nhất thế giới trong năm 2016 với mức chia lợi nhuận cho các cổ đông lên tới 280%.
- BẠCH KIM
Bạch kim (hay Platinum, vàng trắng) là một kim loại quý hiếm được sử dụng rộng rãi để làm đồ trang sức, bộ chuyển đổi xúc tác, chất dẫn điện, máy trợ tim, thuốc chữa ung thư ,nam châm… Nó là một kim loại hiếm – chỉ chiếm 5 phần tỉ (tính theo trọng lượng) của vỏ trái đất. Theo Chemicool, Platinum có giá trị rất cao vì vậy ai cũng muốn mua được nhẫn cưới bạch kim.
Hình 4: Bạch kim thỏi của Nga
Theo báo cáo hàng quý mới nhất của Hội đồng Đầu tư Bạch kim Thế giới (WPIC), mức thiếu hụt trên thị trường bạch kim thế giới trong năm tới có thể lên tới 275.000 ounce so với mức được dự báo là 15.000 ounce năm nay.
Tăng trưởng hai con số ở Ấn Độ và thị trường ổn định ở Trung Quốc được dự đoán sẽ làm nhu cầu trang sức từ bạch kim tăng 3% trong năm 2018, và sẽ ghi dấu lần tăng đầu tiên kể từ năm 2014.
Trong khi đó, nhu cầu phục hồi trong lĩnh vực dầu mỏ và sản xuất thủy tinh được kỳ vọng sẽ đẩy nhu cầu sử dụng bạch kim trong các ngành công nghiệp tăng khoảng 9%.
Cũng theo WPIC, ngành công nghiệp sản xuất bạch kim sẽ đối mặt với tình trạng thiếu cung sáu năm liên tiếp và lượng dự trữ sẽ giảm xuống 1,605 triệu ounce vào cuối năm 2018.
sản lượng bạch kim sẽ giảm do tình trạng đóng cửa các mỏ làm sản lượng của Nam Phi, nước chiếm tới 50% sản lượng toàn cầu, sụt giảm.
Kết quả thăm dò mới đây của Reuters cho hay, giá bạch kim trung bình cả năm 2018 có thể sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005 (922 USD/ounce). Tuy nhiên, năm 2019, đà giảm trên thị trường bạch kim được dự báo sẽ chững lại, có thể tăng nhẹ lên mức 979 USD/ounce.
Reuters cho biết, giá bạch kim giảm với mức kỷ lục từ 1.000 USD/ounce hồi tháng 1 xuống còn khoảng 800 USD/ounce ở thời điểm hiện nay, ghi nhận mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Trong dự báo 3 tháng trước đó của các nhà phân tích thị trường tham gia khảo sát tương tự của Reuters, giá bạch kim trung bình được dự đoán sẽ đạt 983 USD trong năm nay và tăng lên mức 1.038 USD vào năm 2019.
Theo Reuters, nhu cầu sử dụng động cơ dầu diesel (loại động cơ cần nhiều bạch kim hơn) đã giảm mạnh sau khi bê bối gian lận khó thải của hãng xe Volkswagen bị phát hiện vào năm 2015.
Trong khi đó, hoạt động khai thác bạch kim tại Nam Phi (nơi cung cấp khoảng 70% sản lượng bạch kim toàn cầu) đang khởi sắc.
Do đó, giới đầu cơ bán đã tháo bạch kim trước những lo ngại liên quan đến tình trạng thừa cung và thiếu cầu trong bối cảnh đồng USD lại đang tăng giá./.
Giá bạch kim, được sử dụng chính trong bộ chuyển đổi giảm khí thải xúc tác của xe cộ và dùng trong trang sức, đã giảm từ hơn 1.000 USD/ounce trong tháng 1 xuống khoảng 800 USD, mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Lo ngại nguồn cung dư thừa, nhu cầu trong bối cảnh một cuộc chiến thương mại toàn cầu và đồng USD mạnh gây ra một làn sóng bán tháo ở bạch kim. Đồng USD mạnh khiến các kim loại trở nên đắt hơn đối với người mua sử dụng đồng tiền khác.
Kết quả từ cuộc khảo sát 29 chuyên gia phân tích và nhà giao dịch dự báo giá bạch kim trung bình đạt 922 USD/ounce trong năm nay, ghi nhận năm thứ 7 giảm liên tiếp và là mức trung bình năm thấp nhất kể từ 2005.
Tuy nhiên bạch kim sẽ kết thúc chuỗi giảm dài và phục hồi trở lại mức trung bình 979 USD/ounce vào năm 2019.
Trước đó, một cuộc khảo sát khác của Reuters dự báo giá bạch kim trung bình đạt 983 USD trong năm 2018 và 1.038 USD năm 2019.
“Các yếu tố cơ bản duy trì ở mức yếu khiến sự phục hồi của bạch kim bị hạn chế”, chuyên gia phân tích Carsten Menke của công ty Julius Baer cho biết.
“Vụ bê bối động cơ diesel vẫn ảnh hưởng tới nhu cầu, trong khi đồng tiền suy yếu tạo cơ hội cho ngành bạch kim ở Nam Phi, với việc giảm chi phí bằng đồng USD và rủi ro đóng mỏ khai thác”, ông nói thêm.
Nhu cầu sử dụng động cơ diesel giảm mạnh sau bê bối của hãng xe Volkswagen vào năm 2015 khi bị phát hiện gian dối trong quá trình kiểm tra khí thải. Động cơ diesel sử dụng bạch kim nhiều hơn sơ với động cơ xăng.
Nam Phi sản xuất khoảng 70% lượng bạch kim khai thác toàn cầu và với mức giá hiện tại, các mỏ tại đây sẽ không thể thu về lợi nhuận. Tuy nhiên, với đồng rand giảm 17% so với đồng USD kể từ tháng 2 đã giúp thu nhập bằng đồng tiền nội địa của các nhà khai thác mỏ tăng cao.
Theo chuyên gia phân tích Suki Cooper của Standard Chartered, bạch kim có thể phục hồi nếu giới đầu cơ quyết định giá đã xuống đáy. Giới đầu cơ đã tích lũy lượng lớn vị thế bán ròng trên sàn Nymex trong ít nhất 2 thập kỷ.
Giá bạch kim đã tăng 5% trong năm 2017 sau khi rơi vào mức thấp nhất hơn bảy năm vào năm 2016. Nhìn chung, theo WPIC, nhu cầu bạch kim sẽ tăng 2% lên 8,030 triệu ounce trong năm 2018 sau khi sụt giảm 6% trong năm 2017 xuống 7,845 triệu ounce.
Thị trường bạch kim toàn cầu sẽ được dự báo sẽ rơi vào tình trạng thiếu cung trong những tháng cuối năm 2018 và năm 2019 nhờ nhu cầu trang sức và các ngành công nghiệp phục hồi giữa lúc sản lượng giảm.
- VÀNG
Theo báo cáo GFMS Gold Survey 2018, sản lượng khai thác vàng toàn cầu trong năm 2017 đạt 3.247 tấn, giảm 5 tấn so với một năm trước đó, đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên kể từ năm 2008. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm này là do những lo ngại về vấn đề môi trường, sự kiềm chế hoạt động khai thác vàng bất hợp pháp, và chi phí gia tăng.
Nam Phi đã từng là nơi khai thác vàng lớn nhất thế giới, với sản lượng trên 1.000 tấn vàng vào năm 1970, tuy nhiên sản lượng khai thác vàng hàng năm của quốc gia này đã giảm dần kể từ thời điểm đó. Mặt khác, danh sách các quốc gia có sản lượng vàng lớn nhất thế giới cũng đã có sự thay đổi.
Theo báo cáo của GFMS, cho thấy Trung Quốc dẫn đầu trên thế giới trong lĩnh vực khai thác vàng vào năm ngoái, với tổng sản lượng lên đến 426,1 tấn. Sản lượng vàng ở Trung Quốc giảm 6% so với năm 2016 do tác động từ nỗ lực phản đối ô nhiễm và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
Đây cũng là lần giảm đầu tiên kể từ năm 2008 và nguyên nhân được cho là xuất phát từ quan ngại về môi trường cũng như việc triệt phá các đường dây khai thác lậu.
Úc xếp thứ 2 với 295 tấn và Nga xếp thứ 3 với 270,7 tấn. Tiếp theo lần lượt là Mỹ (230 tấn), Canada (175,8 tấn), Peru (162,3 tấn), Indonesia (154,3 tấn) và Nam Phi (139,9 tấn).
Hình 5: Sản lượng vàng qua các năm
Tính chung, các nước trên thế giới khai thác 3,247 tấn vàng, ít hơn hăm trước đó khoảng 5 tấn, theo báo cáo Gold Survey 2018 vừa công bố.
Hội đồng Vàng thế giới (WGC) vừa cho biết, nhu cầu vàng trên toàn cầu chỉ đạt 1.959,9 tấn trong 6 tháng đầu năm nay. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2009
Trong nửa đầu năm nay, nhu cầu vàng trên toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009, do kinh tế Mỹ cải thiện đã thúc đẩy các nhà đầu tư hướng tới các tài sản mạo hiểm hơn và người tiêu dùng giảm mua vàng trang sức, đặc biệt tại Ấn Độ.
Ngân hàng trung ương các nước cũng giảm mua vàng, mặc dù nhu cầu về vàng phục vụ các ngành sản xuất công nghiệp như điện tử, điện thoại thông minh, trò chơi, xe hơi tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 năm.
Trong quý II, nhu cầu về vàng trên toàn cầu là 964,3 tấn, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu mua vàng để đầu tư giảm 9% do sức mua của các quỹ giao dịch vàng giảm tới 46%.
Đầu tư vào vàng giảm mạnh nhất tại khu vực Bắc Mỹ (chỉ đạt 30,7 tấn). Trong khi đó, các nhà đầu tư châu Âu có nhu cầu về vàng cao hơn do bất ổn chính trị.
Nguồn GoldPrice.org
Hình 6: Biểu đồ giá vàng biến đổi qua các năm
Nhu cầu vàng toàn cầu đã giảm trong quý 2 năm nay nhưng vẫn được dự báo tăng trong cả năm do thế giới tiếp tục lo ngại về vấn đề nợ nần của Mỹ và châu Âu, hãng tin Reuters dẫn báo cáo do Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) công bố ngày 18/8. Theo báo cáo hàng quý này, tăng trưởng nhu cầu vàng của thế giới vẫn tập trung ở hai thị trường chính là Ấn Độ và Trung Quốc. Trong khi đó, nhu cầu tiền xu vàng, vàng thỏi, vàng nữ trang và cổ phiếu vàng đồng loạt suy giảm ở châu Âu và Mỹ. Báo cáo cho biết, tổng nhu cầu vàng nói chung của thế giới giảm 17% trong quý 2 so với cùng kỳ năm trước, còn 919,8 tấn. Nhu cầu đầu tư vào vàng suy giảm mạnh trong quý 2, trong khi nhu cầu nữ trang tăng lên. Giảm mạnh nhất phải nói đến nhu cầu đầu tư vào vàng trong các quỹ tín thác (ETF), với mức giảm 82% còn 51,7 tấn từ mức cao kỷ lục trong năm 2010.
Tuy nhiên, các chuyên gia của WGC dự báo, nhu cầu đầu tư vào vàng sẽ tăng cao trong quý 3 năm nay do những bất ổn nợ trong khối Eurozone. “Chúng ta đều biết là các quỹ ETF vàng đã đạt mức nắm giữ cao kỷ lục trong tháng 7 và tháng 8. Nhu cầu vàng trang sức cũng vẫn mạnh. Ở thời điểm hiện tại, rất khó nhận thấy những yếu tố có tác động bất lợi tới nhu cầu vàng”, ông Marcus Grubb, Giám đốc mảng đầu tư của WGC, nhận định. Tổng nhu cầu đầu tư vào vàng trong các ETF, tiền xu vàng và vàng thỏi giảm hơn 1/3 trong quý 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, nhu cầu vàng nữ trang toàn cầu trong quý tăng 6%. Ấn Độ là nước chiếm gần 1/3 nhu cầu vàng nữ trang toàn cầu. Người dân nước này mua 139,8 tấn vàng nữ trang trong quý 2, tăng 17%, một phần được khuyến khích bởi giá vàng giảm trong tháng 5 và 6. Nhu cầu vàng nữ trang cũng tăng 16% ở Trung Quốc, nhưng lại giảm 14% ở Nhật Bản.
Các ngân hàng trung ương tiếp tục mua ròng vàng quý thứ hai liên tục trong quý 2 năm nay, với lượng mua ròng 69,4 tấn. Những ngân hàng trung ương gần đây mua vàng gồm có các ngân hàng trung ương Mexico, Thái Lan, Hàn Quốc và Nga. Việc các ngân hàng trung ương chuyển từ bán ròng vàng sang mua ròng vàng đã đẩy nguồn cung vàng trên thị trường toàn cầu trong quý giảm 4%, còn 1.058,7 tấn, bất chấp sản lượng vàng khai mỏ tăng 7%.
Tại việt nam:
Người tiêu dùng Việt Nam thường có hai mục đích chính cho việc mua vàng. Mục đích thứ nhất là dùng vàng làm tài sản để tiết kiệm, đầu tư; mục đích thứ hai là dùng vào cho nhu cầu trang sức.
Tâm lý xem vàng là một loại tài sản có tính tiết kiệm, đầu tư vẫn còn phổ biến tại Việt Nam. Tính về số lượng, vàng miếng và tiền vàng vẫn chiếm tới 70% tổng tiêu thụ vàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, con số đã này bắt đầu giảm mạnh từ sau giai đoạn 2010-2013 khi Chính phủ ban hành các quy định nhằm kiểm soát thị trường vàng và chấm dứt tình trạng “vàng hóa” trong hệ thống ngân hàng.
Sự đi xuống của nhu cầu vàng miếng cũng đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của vàng trang sức tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2012-2017 khi quy mô thị trường vàng miếng sụt giảm với tỷ lệ tăng trưởng kép giảm 13% thì thị trường trang sức vàng tăng trưởng kép 10% mỗi năm.
Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ vàng trang sức/tổng tiêu thụ vàng tại Việt Nam mới chỉ là 31%, trong khi con số này của các nước có cùng đặc điểm dân số/văn hóa trong khu vực là trên 50% (ngoại trừ Thái Lan), cho thấy dư địa tăng trưởng vẫn còn lớn.
Các cửa hàng truyền thống vẫn đang thống trị thị trường trang sức với 80% thị phần bán lẻ. Ngoài độ bao phủ rộng khắp, các cửa hàng này còn có lợi thế lớn về niềm tin và mối quan hệ với khách hàng. Do đặc tính về giá trị lớn cũng như vòng đời dài của mặt hàng trang sức, khách hàng thường lựa chọn gắn bó với những cửa hàng quen.