* Các phòng ban nghiệp vụ:
– Văn phòng;
– Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác Quốc tế;
– Phòng Kế toán và Tài chính;
* Các phòng nghiên cứu:
– Phòng Cổ sinh và Địa tầng;
– Phòng Địa chất biển;
– Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình;
– Phòng Địa hóa và Môi trường
– Phòng Khoáng sản;
– Phòng Kiến tạo và Địa mạo
– Phòng Địa chất kinh tế và Địa tin học
– Phòng Thạch luận và Địa chất đồng vị;
*Các tổ chức sự nghiệp:
– Phân viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phía Nam (Trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh);
– Trung tâm Công nghệ Địa chất, Khoáng sản và Địa vật lý;
– Trung tâm Karst và Di sản địa chất;
– Trung tâm Ứng dụng Viễn thám và Tai biến địa chất;
– Tạp chí Địa chất.
2. Trang Thiết bị phân tích, thí nghiệm
Viện hiện có các trang thiết bị và năng lực đo đạc và phân tích về: Khoáng thạch học; cổ sinh; đá quý; bao thể; thành phần vật chất; cơ lý đất đá; từ, trọng lực, điện, địa chấn nông v.v.. Các trang thiết bị phân tích thí nghiệm của Viện bao gồm:
– Trang thiết bị gia công phân tích lát mỏng khoáng thạch học, cổ sinh v.v: Các thiết bị kính hiển vi phân cực hiện đại (Axiolab, Axioskop 40, Stemi 2000), Axiolab, Axioskop 40, Stemi, Olympus, Cathodoluminiscence, S3500 – Standard; JXA 8900; Gemolit Ultima B, SV8 OPTN và MPC-10, SHOPTON, phổ kế Prism 1000, khúc xạ kế hiện số Jemeter Digital 90/N, khúc xạ kế Duplex II, phân cực kế PL Dove Gem, cân tỷ trọng Mettler Toledo, cân điện tử Gemscale 50;
– Các trang thiết bị phân tích độ hạt: Máy phân tích độ hạt Model: S3500 – Standard do hãng Microtrac (Mỹ) sản xuất, phân tích độ hạt bằng tia laser cho độ chính xác cao với mọi cấp cỡ hạt. Có khả năng phân tích mẫu ướt hoặc khô, có thể sử dụng lại mẫu để thực hiện các phân tích khác. Máy được nối trực tiếp với máy tính được cài đặt phần mềm chuyên dụng, kết quả (dạng số liệu và biểu đồ) bảo đảm tính khách quan và chính xác.
– Các thiết bị thí nghiệm nung nở, nung chảy: Lò nung Model LHT 08/18 do hãng Nabertherm (Đức) sản xuất, nhiệt độ nung tối đa 18000C, với bộ điều khiển điện tử C42, có thể xác định chính xác nhiệt độ nung và đặt chế độ nung nhanh chậm theo từng khoảng nhiệt độ ấn định, thích ứng được với các quy trình nung phức tạp, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu thử nghiệm và xác định các quy trình kỹ thuật nung đối với các loại vật liệu theo yêu cầu của người sử dụng. Có thể xác định được độ chịu lửa, nhiệt độ chảy của các loại nguyên vật liệu sứ gốm, thuỷ tinh,… xác định đặc điểm phồng nở của vật liệu như vermiculit, mica…
– Các trang thiết bị phân tích hoá: – Điện tử dò JXA 8900: Thiết bị do hãng JEOL (Nhật) sản xuất, có thể xác định hàm lượng các nguyên tố hoá học từ Bor (B5) đến Urani (U92) trên bề mặt mẫu với diện tích vài mm, độ nhạy phân tích của thiết bị là 0,01%-0,001%. Có thể xác định hàm lượng các nguyên tố theo điểm, đường và có phòng gia công mẫu riêng để đáp ứng yêu cầu và chất lượng phân tích. Đối tượng phân tích là các loại vật liệu rắn: Các khoáng chất thiên nhiên và nhân tạo, các mẫu kim loại và hợp kim, các chất tổng hợp như vật liệu bán dẫn, siêu dẫn, composite, gốm sứ… Số liệu phân tích được xử lý bằng một hệ thống phần mềm chuyên dụng và hiện tại có thể nhận phân tích tuổi đồng vị U-Th-Pb trên đơn khoáng vật.
– Các trang thiết bị phân tích và giám định đá quý: Đạt tiêu chuẩn quốc tế (VILAS 005), với các thiết bị hiện đại bao gồm: Kính hiển vi chuyên dụng Gemolit Ultima B, kính hiển vi soi nổi SV8 OPTN và MPC-10, kính hiển vi phân cực SHOPTON, phổ kế Prism 1000, khúc xạ kế hiện số Jemeter Digital 90/N, khúc xạ kế Duplex II, phân cực kế PL Dove Gem, cân tỷ trọng Mettler Toledo, cân điện tử Gemscale 50, thiết bị xác định kim cương Presidium N 1126, thước đo điện tử Presidium N 8540, bộ sách màu N.346000 và bộ mẫu chuẩn. Phân tích giám định được chất lượng tất cả các loại khoáng vật tự nhiên có phẩm chất ngọc như: kim cương, ruby, saphyr, emerald v.v.;
– Các trang thiết bị phân tích bao thể: Thiết bị phân tích bao thể của hãng Linkam (Anh) bao gồm lò nung TH-600 và TH-1500, hệ thống điều khiển nhiệt độ TMS – 90, kính hiển vi và thiết bị chụp ảnh. Phân tích bao thể để xác định nhiệt độ thành tạo của các khoáng vật, quặng bằng phương pháp đồng hoá (homogenization);
– Các trang thiết bị phân tích tuổi đồng vị trên máy khối phổ kế Ar-5400.
– Các trang thiết bị địa vật lý hiện đại: – Máy đo từ trường toàn phần: ENVIMAG; – Máy đo từ trường toàn phần, gradient từ và điện từ tần số thấp (VLF): ENVIGRAD/VLF của hãng SCINTREX Canada; Máy đo tham số từ cảm – từ dư Mag-01H của hãng BARINGTON Anh; Máy đo phổ gamma đa kênh GS-512 của hãng GEOFYZIKA Tiệp Khắc; Trạm phân cực một chiều, đầu thu IPR12, đầu phát TSQ3 của hãng SCINTREX Canada cùng với phần mềm xử lý số liệu RESIX IP2DI v4 của hãng INTERPEX Mỹ; – Trạm phân cực xoay chiều, đầu thu V5, đầu phát T3 của hãng PHOENIX GEOPHYICS Canada; Trạm địa chấn 48 kênh Stravisor NZ48 của hãng GEOMETRICS Mỹ kèm theo máy có đầm rung và bộ vi xử lý chống nhiễu khi đo trong thành phố hoặc dọc đường quốc lộ và các phần mềm xử lý tài liệu khúc xạ và phản xạ; – Máy đo khí phóng xạ radon dùng đo trong không khí, trong đất và trong nước: model AB-5R do hãng Pylon Electronic Canada sản xuất; Máy cộng hưởng từ tìm kiếm trực tiếp nước ngầm NUMIS của Pháp cùng với phần mềm xử lý tài liệu; Máy trường chuyển TEM-FAST 48HPC của Hà Lan cùng với phần mềm TEM-RES-WIN xử lý tài liệu 2D và 3D.
– Các trang thiết bị phân tích cơ lý đất đá: Máy nén ba trục tĩnh, ba trục động, thiết bị xuyên tĩnh, xuyên động, máy khoan…, được cung cấp bởi các hãng sản xuất có uy tín trong lĩnh vực máy móc địa kỹ thuật trên thế giới như: Matest, Controls, Geomil, Eijkelkamp v.v
Ngoài ra, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có bản quyền và sử dụng phần mềm Datamine trong tính toán trữ lượng các mỏ khoáng sản. Đây là phần mềm tiên tiến và được sử dụng nhiều trên thế giới. Viện đã triển khai áp dụng tính toán cho nhiều loại hình mỏ tại Việt Nam (than Quảng Ninh, bauxit Tân Rai – Bảo Lộc, sắt, vàng, urani…) và được Hội đồng thẩm định trữ lượng quốc gia thông qua.
3. Thư viện và bảo tàng địa chất:
Viện có một thư viện khoa học hiện đại với hàng vạn đầu sách, ấn phẩm khoa học bằng nhiều thứ tiếng (Anh, Pháp, Nga…), một bảo tàng địa chất với nhiều mẫu đá và khoáng vật, hoá thạch và quặng phục vụ cho nghiên cứu khoa học và học tập. Các tài liệu nêu trên đã và đang được chuyển đổi số theo chiến lược chuyển đổi số của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Viện cũng đã tham gia khai thác cơ sở dữ liệu của thư viện điện tử của Bộ Nông nghiệp và Môi trường; thư viện điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ; thư viện pháp luật.
4. Đào tạo sau đại học
Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã đào tạo được 50 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ địa chất và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tiến sỹ; cử hàng chục cán bộ viên chức ra nước ngoài học tập, làm nghiên cứu sinh và được cấp bằng tiến sỹ ở các cơ sở đào tạo tiến sỹ ngoài nước và được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận.
5. Hợp tác quốc tế
Viện đã chủ trì và tham gia tổ chức thành công nhiều hội nghị khoa học quốc tế như: Hội nghị quốc tế liên ngành về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đá vôi (Transkarst-2004); Hội nghị địa nhiệt châu Á lần thứ 8 (2008); Hội nghị quốc tế về lục địa cổ Gondwana (2009); Hội nghị quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương về công viên địa chất (2011, 2024); Hội nghị quốc tế về hợp tác khoa học Việt Nam-Ba Lan-Một khởi đầu mới (2023), tham gia tích cực vào các dự án hợp tác nghiên cứu, đối sánh địa chất của UNESCO và CCOP như IGCP-343, IGCP-434, IGCP-430… Chủ yếu bằng các nguồn tài trợ quốc tế, Viện cũng đã tổ chức được nhiều đoàn cán bộ đi trao đổi, học tập, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên, di sản địa chất, công viên địa chất tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Hà Lan (tai biến địa chất, viễn thám); Bỉ, Pháp, Nhật Bản, Anh, Nga, Hoa Kỳ (cổ sinh-địa tầng, khoáng sản, khoáng vật, địa chất đồng vị, tài nguyên thiên nhiên, xâm nhập mặn, địa chất biển, tai biến địa chất, hệ thông tin địa lý, tai biến địa chất, công viên địa chất, hang động, địa chất thủy văn, địa chất công trình); Hàn Quốc (khoáng sản, băng cháy, địa nhiệt, biến đổi khí hậu, tai biến địa chất); Trung Quốc (địa chất đồng vị, công viên địa chất, địa chất-khoáng sản, địa chất karst); Đài Loan (bảo tồn đất và nước, hệ thông tin địa lý, tai biến địa chất) Ba Lan (sinh khoáng khu vực, tai biến địa chất, tài nguyên thiên nhiên, di sản địa chất, khảo cổ, biến đổi khí hậu); Thái Lan (tai biến địa chất, công viên địa chất); Lào, Campuchia (khoáng sản, viễn thám, khoáng sản)…
Thông qua hợp tác quốc tế đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu-triển khai mới tại Viện như: địa nhiệt, biến đổi khí hậu, di sản địa chất và công viên địa chất, địa chất y học, ứng dụng viễn thám-toán địa chất trong nghiên cứu, đánh giá, dự báo tai biến địa chất, tài nguyên nước, khoáng sản ẩn sâu, khoáng sản chiến lược, tài nguyên thiên nhiên… tạo cơ hội cho nhiều cán bộ khoa học trẻ của Viện tham gia đào tạo tiến sỹ ở Nhật Bản, Bỉ, Đức, Hà Lan, Áo, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Đài Loan…). Đây là nguồn nhân lực quý cho công cuộc xây dựng và phát triển Viện nói riêng và ngành địa chất Việt Nam nói chung.