Tiềm lực Nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ

10

* Các phòng ban nghiệp vụ:

– Văn phòng

– Phòng Khoa học, kế hoạch và Hợp tác Quốc tế

– Phòng Kế toán-Tài chính

* Các phòng nghiên cứu:

– Phòng Cổ sinh và Địa tầng;

– Phòng Thạch luận – Trầm tích luận;

– Phòng Kiến tạo- Địa mạo;

– Phòng Khoáng sản kim loại;

– Phòng Khoáng sản không kim loại;

– Phòng Địa chất thuỷ văn – Địa chất công trình;

– Phòng Viễn thám – Toán địa chất;

– Phòng Địa hoá và Môi trường;

– Phòng Địa vật lý;

– Phòng Phân tích Khoáng thạch học;

– Phòng Khoáng vật – Địa chất đồng vị;

– Phòng Kinh tế địa chất – Nguyên liệu khoáng;

*Các tổ chức sự nghiệp:

– Phân viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản phía Nam (Trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh);

– Trung tâm Karst và Di sản địa chất;

– Trung tâm Công nghệ Địa vật lý và địa kỹ thuật;

– Trung tâm Công nghệ địa chất-khoáng sản;

– Trung tâm Dịch vụ nguyên liệu khoáng và Công nghệ môi trường.

2. Trang Thiết bị phân tích, thí nghiệm

Viện có một hệ thống các phòng thí nghiệm như Phòng phân tích và giám định đá quý, phòng phân tích thạch học – khoáng vật với các loại kính hiển vi hiện đại. Đặc biệt Viện mới xây dựng xong Phòng thí nghiệm phân tích hiện đại gồm các thiết bị sau:

* Thiết bị vi phân tích điện từ dò JXA 8900 (EPMA) phân tích định tính và định lượng thành phần hoá học (dưới dạng các điểm, đường, điện) và sự phân bố của các nguyên tố trong vùng vi thể tích của vật liệu rắn (vô cơ, kim loại, hợp kim, bán dẫn, siêu dẫn, khoáng chất tự nhiên và nhân tạo…). Độ nhạy của máy 0,001% (tương ứng 10 – 16 – 10 – 15g, 10ppm); Khảo sát cấu trúc bề mặt và tương phản thành phần trong diện hẹp trên mẫu vật rắn.

* Hệ thiết bị nghiên cứu tuổi đồng vị K/Ar và 40Ar/39Ar gồm:

1. Khối phổ kế Ar–5400 của hãng Micromass (Anh Quốc) phân tích nồng độ đồng vị Ar của đơn khoáng và đá tổng, Độ nhạy phân tích: 1.3.10-4 (volt/Torr) và độ phân giải ở cấu hình: 1/443 đơn vị nguyên tử khối;

2. Hệ thống phòng gia công và phòng hoá sạch; và phân tích K hàm lượng thấp xác định tuổi K – Ar.

3. Quang kế ngọn lửa PFP–7 của hãng BUCK Scientific – USA có dải đo 0-1999ppm, độ nhạy phân tích < 0.2ppm, độ lặp lại = 1%.

* Các thiết bị địa vật lý hiện đại:

Máy đo từ trường toàn phần ENVI MAG, ENVI GRAD/VLF của hãng SCINTREX;

Trạm phân cực một chiều gồm đầu thu IPR 12, đầu phát TSQ-3/3KW; Trạm phân cực xoay chiều gồm đầu thu V5, đầu phát T3/3KW của Canada; Máy đo phổ gamma kênh GS – 512 của Tiệp Khắc; Trạm địa chất 48 kênh Stravisor NZ48 của Mỹ. Các thiết bị này đều sử dụng các phần mềm xử lý tài liệu hiện đại của Canada, Mỹ, Đức, Nga; Máy đo khí Radon AB-5R của Canađa (đo độ phóng xạ trong không khí và trong đất); Thiết bị đo sâu cộng hưởng từ hạt nhân NUMISPlus (tìm kiếm trực tiếp nước ngầm) của Hãng IRIS Instruments, Pháp

* Thiết bị nghiên cứu và phân tích bao thể các loại: rắn, lỏng, khí có trong đơn khoáng và trong các thể vật chất khác.

3. Thư viện và bảo tàng địa chất: Thư viện khoa học hiện đại với hàng vạn đầu sách, ấn phẩm bằng nhiều thứ tiếng (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga v.v), Bảo tàng địa chất với nhiều bộ mẫu đá và quặng quý hiếm ở Việt Nam phục vụ cho nghiên cứu khoa học và đào tạo.

4. Đào tạo sau đại học

Hơn 40 NCS trong và ngoài Viện đã hoàn thành luận án tiến sĩ tại Hội đồng đào tạo sau đại học của Viện. Hàng năm Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản tiến hành tuyển sinh NCS theo các chuyên ngành Thạch học, Khoáng vật học, Cổ sinh và địa tầng, Khoáng sản học và Địa chất tìm kiếm thăm dò, đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức sau đại học và hướng dẫn nhiều học viên cao học, sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng làm luận văn tốt nghiệp.

5. Hợp tác quốc tế

Viện KH Địa chất và Khoáng sản có quan hệ hợp tác NC khoa học chặt chẽ với các trường Đại học, các cơ quan, các địa phương trong nước, các tổ chức Quốc tế (IGCP, UNESCO, UNDP, ASEAN, CCOP, ESCAP, v.v.), các nhà khoa học từ các nước Úc, Áo, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp, Nhật, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Nga, Nam Phi, Thái Lan, Hoa Kỳ v.v về địa chất và khoáng sản, trong các chương trình hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và đào tạo.

Bài trướcĐào tạo sau Đại học
Bài tiếp theoQuyết định Số: 82/QĐ-UBQG UNESCO