Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình

67

Phòng có tiền thân là Tổ Địa chất thủy văn – Địa chất công trình, được thành lập từ năm 1982; có thời gian đổi tên là Phòng Nghiên cứu Địa chất Môi trường, từ tháng 12 năm 2003 là Phòng Địa chất Thuỷ văn và Địa chất Công trình (ĐCTV & ĐCCT).

Phòng ĐCTV & ĐCCT đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác nghiên cứu cơ bản tài nguyên nước dưới đất kể cả nước khoáng, nước nóng, điều tra địa chất đô thị, địa chất môi trường, tai biến địa chất… Phòng đã tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học, chủ trì thực hiện hoàn thành nghiên cứu hơn 20 đề tài, dự án cấp Bộ và cấp Cơ sở cũng như các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật liên quan; xây dựng các hướng dẫn, quy trình quy phạm kỹ thuật, phục vụ công tác quản lý của ngành; chủ trì và tham gia tổ chức cũng như công bố nhiều bài báo trên các tập chí trong các Hội thảo, hội nghị khoa học trong và ngoài nước, góp phần xây dựng các công trình trọng điểm, phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội và phát triển ngành.

Hiện tại, Phòng có 16 cán bộ, gồm: 1 tiến sỹ, 6 thạc sỹ, 9 kỹ sư trong đó có hai cán bộ đang theo học chương trình thạc sỹ; cán bộ trong phòng có chuyên môn sâu về địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa chất môi trường, địa nhiệt. Phòng còn có bộ phận thí nghiệm được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại thí nghiệm trong phòng và ngoài trời. Với chức năng là nghiên cứu cơ bản về địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa chất môi trường và địa nhiệt, Việc triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu đã góp phần quan trọng vào việc đào tạo nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu, chỉ đạo và quản lý nghiên cứu khoa học của các cán bộ khoa học.

Vị trí và chức năng

Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình có chức năng tổ chức triển khai thực hiện và quản lý chất lượng các nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu về Địa chất thủy văn, Địa chất công trình và Địa nhiệt.

Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Đề xuất, xây dựng, tổ chức, hợp tác thực hiện, tham gia thẩm định các đề tài, đề án, dự án nghiên cứu thuộc chuyên ngành Địa chất thủy văn, Địa chất công trình và Địa nhiệt.

2. Nghiên cứu đánh giá tiềm năng nước dưới đất, nước khoáng – nước nóng, địa nhiệt; đề xuất các chính sách quản lý, khai thác, sử dụng phục vụ phát triển bền vững.

3. Nghiên cứu đặc điểm địa chất công trình, điều kiện phát sinh và phát triển các hiện tượng địa chất ngoại sinh; đề xuất các giải pháp phòng chống và xử lý phục vụ phát triển bền vững các ngành kinh tế – xã hội.

4. Gia công, phân tích, nghiên cứu thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý của đất đá.

5. Tư vấn và xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu chuyên ngành Địa chất thủy văn, Địa chất công trình và Địa nhiệt; nghiên cứu xây dựng các quy trình quy phạm kỹ thuật, đào tạo cán bộ chuyên sâu… phục vụ cho yêu cầu phát triển của Viện và ngành Địa chất.

6. Tham gia cung cấp các dịch vụ khoa học, công nghệ về địa chất và khoáng sản; hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chuyên ngành với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

7. Tham gia đào tạo Sau đại học, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao, hợp tác quốc tế về Địa chất thủy văn, Địa chất công trình và Địa nhiệt.

8. Quản lý tổ chức, vị trí việc làm, viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng và tài sản thuộc phạm vi quản lý của đơn vị theo phân công của Viện trưởng và quy định của pháp luật.

9. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.

Bài trướcPhòng Địa hóa và Môi trường
Bài tiếp theoTrung tâm Viễn thám và Tai biến địa chất