Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình

284

Phòng Địa chất thuỷ văn và Địa chất công trình (Phòng ĐCTV&ĐCCT) được thành lập năm 1977 (theo Quyết định số 135/QĐ-ĐC ngày 17/5/1977), khi thành lập có tên là Phòng nghiên cứu Địa chất thuỷ văn và Địa chất công trình. Đến nay, phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình đã trưởng thành và phát triển qua nhiều giai đoạn với cơ cấu tổ chức và tên gọi khác nhau. Có thể tóm tắt quá trình phát triển của Phòng như sau:

+ Từ 1977-1981: Phòng nghiên cứu Địa chất thuỷ văn và Địa chất công trình

+ Từ 1981-1992: Phòng Địa chất thủy văn – Địa chất công trình

+ Từ 1992-1996: Phòng Địa chất môi trường

+ Từ 1996-2003: Phòng Nghiên cứu Địa chất môi trường

+ Từ 2003-2008: Phòng Nghiên cứu Địa chất thủy văn – Địa chất công trình

+ Từ 2008-2018: Phòng Địa chất thủy văn – Địa chất công trình

+ Từ 4/2018-nay: Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình

Phòng đã đạt nhiều thành tích trong điều tra, nghiên cứu về địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa nhiệt. Phòng tích cực tham giam vào công tác nghiên cứu khoa học, đã chủ trì thực hiện hoàn thành nhiều dự án, đề tài quan trọng cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở cũng như các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trong các lĩnh vực điều tra địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa nhiệt; xây dựng các hướng dẫn, quy trình quy phạm kỹ thuật, phục vụ công tác quản lý của ngành; chủ trì và tham gia tổ chức cũng như công bố nhiều bài báo trên các tập chí trong các Hội thảo, hội nghị khoa học trong và ngoài nước, góp phần xây dựng các công trình trọng điểm, phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội và phát triển ngành. Một số thành tựu nghiên cứu nổi bật: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng địa nhiệt vùng Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bắc Bộ, Đông Bắc Bắc Bộ, Bể than Sông Hồng,…; Điều tra, đánh giá nước dưới đất một số khu vực tại Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình,…; Nghiên cứu lập bản đồ ĐCCT&ĐCCT phục vụ đánh giá, phân vùng nguy cơ sạt lở đất các tỉnh vùng núi phía Bắc và các tỉnh từ Thanh Hóa tới Quảng Ngãi…

Hiện tại, Phòng có 14 viên chức, gồm 02 Tiến sĩ, 6 Thạc sĩ, 6 Kỹ sư, Cử nhân; viên chức trong phòng có chuyên môn sâu về địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật, địa chất môi trường, địa nhiệt. Đội ngũ cán bộ ngày càng trưởng thành, có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, điều tra, khảo sát địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa nhiệt; góp phần quan trọng vào sự nghiệp nghiên cứu triển khai các lĩnh vực chuyên môn sâu của đơn vị. Phòng ĐCTV&ĐCCT được giao quản lý Bộ phận thí nghiệm Địa chất công trình (LAS-XD 1445) với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ phân tích thí nghiệm cơ lý đất, đá trong phòng và ngoài trời.

Vị trí và chức năng

Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình

thuộc Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, có chức năng nghiên cứu khoa học, tư vấn và tổ chức triển khai thực hiện và quản lý chất lượng các nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu về Địa chất thủy văn, Địa chất công trình, Địa kỹ thuật, Địa chất đô thị và Địa nhiệt.

Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Đề xuất, xây dựng, tổ chức, hợp tác thực hiện, tham gia thẩm định các đề tài, đề án, dự án nghiên cứu, điều tra thuộc chuyên ngành Địa chất thủy văn, Địa chất công trình, Địa kỹ thuật, Địa chất đô thị và Địa nhiệt phục vụ nghiên cứu, điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản.

2. Nghiên cứu đánh giá tiềm năng nước dưới đất, nước khoáng – nước nóng, địa nhiệt; đề xuất các chính sách quản lý, khai thác, sử dụng phục vụ phát triển bền vững.

3. Nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu về địa chất công trình (thạch luận công trình; địa chất động lực công trình; phương pháp nghiên cứu, khảo sát địa chất công trình; phương pháp nghiên cứu tính chất cơ lý của đất đá trong phòng và hiện trường); nghiên cứu, đánh giá đặc điểm địa chất công trình, điều kiện phát sinh và phát triển các quá trình và hiện tượng địa chất do tự nhiên, do xây dựng công trình, khai thác lãnh thổ gây nên.

4. Nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm triển khai các phương pháp kỹ thuật – công nghệ địa kỹ thuật; Nghiên cứu các quá trình biến đổi địa cơ học, xây dựng cơ sở khoa học phục vụ dự báo, phòng tránh giảm thiểu rủi ro trong xây dựng công trình, tai biến địa chất; Nghiên cứu cơ sở khoa học cải tạo, kiểm soát môi trường đất đá; Nghiên cứu giải quyết các vấn đề địa kỹ thuật bằng mô hình toán; Đề xuất và áp dụng các giải pháp địa kỹ thuật phòng tránh, giảm nhẹ tai biến địa chất, xử lý nền móng công trình và xử lý ô nhiễm môi trường.

5. Gia công, phân tích, thí nghiệm trong phòng và ngoài hiện trường xác định các tính chất cơ lý của đất đá, vật liệu địa kỹ thuật, vật liệu xây dựng; Quan trắc địa chất thủy văn, địa chất chất công trình và địa kỹ thuật hiện trường.

6. Tư vấn, tham gia và xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật về nghiên cứu chuyên ngành Địa chất thủy văn, Địa chất công trình, Địa kỹ thuật, Địa chất đô thị và Địa nhiệt.

7. Tham gia tư vấn, cung cấp các dịch vụ khoa học, công nghệ về địa chất và khoáng sản, khảo sát xây dựng, đo đạc địa hình, đánh giá tác động môi trường trong xây dựng và khai thác mỏ; hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chuyên ngành với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

8. Tham gia đào tạo Sau đại học, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao, hợp tác quốc tế về Địa chất thủy văn, Địa chất công trình, Địa kỹ thuật, Địa chất độ thị và Địa nhiệt.

9. Quản lý tổ chức, vị trí việc làm, viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng và tài sản thuộc phạm vi quản lý của đơn vị theo phân công của Viện trưởng và quy định của pháp luật.

10. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

11.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.

Lãnh đạo đương nhiệm:

 

ThS. Vũ Hồng Đăng

Phó Trưởng phòng điều hành

Email:hongdangbg@gmail.com

ThS. Tống Thị Thu Hà

Phó Trưởng phòng

Email:tongthuha16@gmail.com

 

Bài trướcPhòng Địa hóa và Môi trường
Bài tiếp theoTrung tâm Ứng dụng Viễn thám và Tai biến địa chất